Search This Blog

THÉP HÒA PHÁT DUNG QUẤT - DỰ ÁN GẦN 3 TỶ USD

Dự án sản xuất gang thép lớn tại Miền Trung, tạo cơ hội việc làm cho hơn 7000 lao động.

KHAI TRIỂN CHI TIẾT 2D DẠNG TẤM - OPENING DETAILS 2D SHEET

Để đơn giản trong quá trình khai triển hình học, mình xin giới thiệu đến các bạn phần mềm khai triển hình học Plate ‘n’ sheet. Cho phép khai triển 16 dạng hình học thông dụng..

Mù cang chải

Huyện Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong tứ Đại Đèo của Tây Bắc..

10 CÂU HỎI THỬ TRÍ THÔNG MINH CỦA BẠN (P1)

Cái gì ở giữa bầu trời và trái đất?

TO CREATE QUICK QUICK ORDER IN AUTOCAD

You can set the shortcut to call the command Follow these steps:

Tuesday, February 27, 2018

AUTOCAD MECHANICAL 2016 CƠ BẢN



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AUTOCAD MECHANICAL 2016 CƠ BẢN


Đây là các lệnh cơ bản nhất trong Autocad. Khi sử dụng được các lệnh bên dưới các bạn đã có thể vẽ một bản vẽ cơ bản.




1.     1)  Khởi động.
-         Kích đúp vào biểu tượng Autocad trên máy tính
                  Biểu tượng Autocad 2016

Giao diện khởi động cad 2016

                                                           Hình 1


Sau khi khởi dộng ta chọn : File-> New để bắt đầu.
 File-> Save để lưu lại bản vẽ đang dùng.
 File-> Save as để lưu lại bản vẽ đang dùng với 1 tên khác.
 File-> Open để mở 1 bản vẽ đã có sẵn.


                                                       Hình 2

2) Các lệnh vẽ cơ bản.
- Lệnh vẽ đường thẳng
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “line”-> Enter -> chọn điểm đầu -> chọn điểm cuối -> Enter.
( hoặc từ giao diện làm việc chính ta nhập “line’ -> Enter -> chọn điểm đầu -> nhập kích thước-> Enter)
Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “line”-> chọn điểm đầu -> chọn điểm cuối -> Enter
Ghi chú: Thay vì nhập “line” ta có thể nhập bằng “l” (chữ cái đầu tiên trong chữ line)
Dùng phím F8 để vẽ đường theo phương dọc hoặc phương ngang ( 2 đường vuông góc)

                                                    Hình 3

- Lệnh vẽ đường tròn
Cho phép ta vẽ đường tròn đi qua tâm với bán kính/ đường kính cho trước
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “Circle” -> chọn tâm -> chọn điểm cuối .
( hoặc từ giao diện làm việc chính ta nhập “Circle” -> chọn tâm -> gõ “d” (hoặc “r”)-> Enter-> nhập đường kính / bán kính -> Enter)
Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “Circle”-> chọn tâm -> chọn điểm cuối -> Enter.
Ghi chú: Thay vì nhập “Circle” ta có thể nhập bằng “c” (chữ cái đầu tiên trong chữ Circle)


                                                   Hình 4

- Lệnh vẽ cung tròn
Cho phép ta vẽ cung tròn bất kỳ qua 3 điểm hoặc 2 điểm cho trước
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “ARC” -> chọn điểm thứ 1 -> chọn điểm thứ 2->chọn điểm thứ 3 -> Enter
Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “ARC”-> chọn cung tròn tương ứng -> chọn điểm đầu -> chọn điểm cuối -> Enter.
Ghi chú: Thay vì nhập “ARC” ta có thể nhập bằng “a” (chữ cái đầu tiên trong chữ ARC)


                                                     Hình 5

- Lệnh vẽ hình chữ nhật
Cho phép ta vẽ hình chữ nhật với 2 cạnh cho trước.
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “rect” -> chọn điểm thứ 1 -> chọn điểm thứ 2 -> Enter
Hoặc từ giao diện làm việc chính ta nhập “rect” -> chọn điểm thứ 1 -> gõ D -> Enter -> nhập chiều dài -> Enter
- >nhập chiều rộng-> rê chuột theo hướng cần có hình chữ nhật-> kích chuột trái để chọn
Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “rect”-> chọn hình chữ nhật tương ứng -> chọn điểm đầu -> chọn điểm cuối -> Enter.

                                                  Hình 6

- Lệnh vẽ hình đa giác
Cho phép ta vẽ các hình đa giác theo mẫu.
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “polygon” -> nhập số cạnh -> Enter -> chọn tâm -> Enter-> nhập chiều dài         cạnh.
Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “polygon” -> nhập số cạnh -> Enter -> chọn tâm -> Enter-> nhập chiều dài         cạnh
Ghi chú: Thay vì nhập “polygon” ta có thể nhập bằng “pol” (chữ cái đầu tiên trong chữ polygon)


                                                      Hình 7

- Lệnh vẽ đường cong bất kỳ
Cho phép ta vẽ đường các đi qua n điểm bất kỳ
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “polyline” ->Enter-> nhập điểm đầu tiên -> nhập điểm thứ 2->Enter nhập điểm thứ n -> Enter
Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “polyline” ->Enter-> nhập điểm đầu tiên -> nhập điểm thứ 2->Enter nhập điểm thứ n -> Enter


                                                     Hình 8

3) Các lệnh đo cơ bản.
- Lệnh đo đường thẳng
Cho phép đo kích thước của 1 đoạn thẳng theo phương ngang hoặc phương dọc
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “diml” ->Enter-> chọn điểm đầu cần đo-> chọn điểm cuối cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước
                                                   
                                                   Hình 9

Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Annatate” -> chọn biểu tượng “honrital hoặc vertical” chọn điểm đầu cần đo-> chọn điểm cuối cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước

                                                      Hình 10

- Lệnh đo đường xiên
Cho phép đo kích thước của 1 đoạn thẳng theo phương xiên
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “dimali” ->Enter-> chọn điểm đầu cần đo-> chọn điểm cuối cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước
                                                    
                                                  Hình 11

Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Annatate” -> chọn biểu tượng “aligned” chọn điểm đầu cần đo-> chọn điểm cuối cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước

                                                      Hình 12

- Lệnh đo góc
Cho phép đo giữa 2 đường thẳng
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “dimang” ->Enter-> cạnh thứ nhất cần đo-> chọn đcạnh thứ 2 cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước
                                                  
                                                    Hình 13

Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Annatate” -> chọn biểu tượng “angular” -> cạnh thứ nhất cần đo-> chọn cạnh thứ 2 cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước

                                                     Hình 14 

- Lệnh đo đường kính
Cho phép đo đường kính của 1 đường tròn
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “dimdia” ->Enter-> chọn đường tròn cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước .
Đo bán kính thì ta nhập “dimradad”

                                                  
                                                    Hình 15

Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Annatate” -> chọn biểu tượng “diameter” chọn đường tròn cần đo ->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước


                                                      Hình 16

- Lệnh đo cung
Cho phép đo chiều dài của 1 cung tròn
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta nhập “dimarc” ->Enter-> chọn cung tròn cần đo->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước .

                                                 
                                                     Hình 17

Cách 2 theo biểu tượng:
Vào tab “Annatate” -> chọn biểu tượng “arc length” chọn cung tròn cần đo ->rê chuột ra ngoài -> kích vào vị trí cần thể hiện đường kích thước


                                                      Hình 18

4) Các lệnh hiệu chỉnh cơ bản.
- Lệnh copy
Cho phép sao chép 1 đối tượng thành nhiều đối tượng
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần copy ->nhập “copy” ->Enter-> kích chọn vị trí ban đầu-> kích chọn vị trí mới ( có thể nhập khoảng cách cần copy).
                                                  
                                                    Hình 19

Cách 2 theo biểu tượng:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần copy ->vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “coppy”-> kích chọn vị trí ban đầu-> kích chọn vị trí mới .

                                                   
                                                   Hình 20

- Lệnh đối xứng
Cho phép đối xứng 1 đối tượng qua 1 đường thẳng
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần đối xứng ->nhập “mirror” ->Enter-> kích chọn điểm thứ 1 của đường cần đối xứng-> kích chọn điểm thứ 2 của đường cần đối xứng ->Enter 
                                                  
                                                    Hình 21

Cách 2 theo biểu tượng:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần đối xứng ->vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “mirror” ->Enter-> kích chọn điểm thứ 1 của đường cần đối xứng-> kích chọn điểm thứ 2 của đường cần đối xứng ->Enter
                                                  
                                                    Hình 22

- Lệnh di chuyển
Cho phép di chuyển 1 đối tượng từ vị trí này sang vị trí khác
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần di chuyển ->nhập “move” ->Enter-> kích chọn điểm thứ 1 cần di chuyển -> kích chọn điểm thứ 2

Cách 2 theo biểu tượng:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần di chuyển ->vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “move”  -> kích chọn điểm thứ 1 cần di chuyển -> kích chọn điểm thứ 2

                                                      Hình 23

- Lệnh xoay chi tiết
Cho phép xoay 1 đối tượng 1 góc bất kỳ qua 1 điểm gốc
Cách 1 theo lệnh:

Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần xoay ->nhập “rotate” ->Enter-> kích chọn 1 điểm làm tâm-> nhập góc cần xoay->enter

Cách 2 theo biểu tượng:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần xoay ->vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “rotate”  -> kích chọn 1 điểm làm tâm-> nhập góc cần xoay->enter

                                                    
                                                  Hình 24


- Lệnh bo tròn
Cho phép bo tròn 1 cạnh góc vuông theo hoặc góc không vuông theo bán kính cho trước (nhỏ hơn chiều dài cạnh)
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc nhập “filllet” ->Enter->nhập “r”->enter-> nhập bán kính cần bo-> kích chọn cạnh thứ nhất->kích chọn cạnh thứ 2

                                                     Hình 25 

Cách 2 theo biểu tượng:
Từ giao diện làm việc chính ta chọn đối tượng cần xoay ->vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “fillet”  -> nhập “r”->enter-> nhập bán kính cần bo-> kích chọn cạnh thứ nhất->kích chọn cạnh thứ 2
                                                   
                                                  Hình 26

- Lệnh vát mép
Cho phép vát 1 cạnh góc vuông theo hoặc góc không vuông theo kích thước cho trước (nhỏ hơn chiều dài cạnh)
Cách 1 theo lệnh:
Từ giao diện làm việc nhập “chamfer” ->Enter->nhập “d”->enter-> nhập khoảng cách cần vát -> kích chọn cạnh thứ nhất->kích chọn cạnh thứ 2
                                                   
                                                   Hình 27

Cách 2 theo biểu tượng:
Từ giao diện làm việc chính ta vào tab “Home” -> chọn biểu tượng “chamfer”  -> nhập “d”->enter-> nhập khoảng cách cần vát -> kích chọn cạnh thứ nhất->kích chọn cạnh thứ 2
                                                  
                                                    Hình 28



CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!